120 em học sinh tại Hải Dương, Phú Thọ hào hứng tham gia buổi lễ nhận học bổng |
Trong khuôn khổ của buổi lễ, các em học sinh đã có một ngày trải nghiệm ở thủ đô Hà Nội với các điểm đến bổ ích cùng nhiều hoạt động thú vị. Một học sinh chia sẻ: “Đêm qua con không ngủ được, chúng con thức dậy từ 3h sáng để chuẩn bị đi Hà Nội. Nhận được học bổng và được đi tham quan khắp nơi là một trải nghiệm mà con sẽ không bao giờ quên”,
Tại buổi lễ, đại diện BAEMIN Việt Nam, ông Kiwan Ihn - Tổng giám đốc Woowa Brothers Việt Nam - chia sẻ những kỳ vọng về thị trường Việt Nam cũng như gửi lời động viên các em nhỏ: “Các em và BAEMIN Việt Nam có một điểm chung là tuy còn rất nhỏ nhưng tiềm năng thì vô hạn. BAEMIN sẽ luôn ủng hộ ước mơ của các em và nỗ lực để trở thành một công ty mà các em mong muốn được vào làm việc trong tương lai”.
Ông Kiwan Ihn (giữa) phát biểu tại buổi lễ trao học bổng và cho biết Woowa Brothers sẽ tiếp tục đồng hành cùng quỹ Hankum trong những hoạt động sắp tới. |
Quỹ học bổng Hankum do Trung tâm Giao lưu Văn hóa Việt - Hàn thực hiện là một mô hình vận động các cá nhân, tổ chức đóng góp gây quỹ cho trẻ em được thành lập và vận hành xuyên suốt từ năm 2013 đến nay. |
Trao tặng học bổng thông qua quỹ Hankum là một trong các đóng góp tích cực của Woowa Brothers vào hoạt động cộng đồng ở Việt Nam. Trước đó vào tháng 3/2019, ông Kim Bong Jin - Tổng Giám đốc tập đoàn Woowa Brothers cũng đã trao tặng 300 triệu won (tương đương 6 tỷ đồng) cho quỹ tổ chức, hợp tác phát triển quốc tế World Together. Đây là tổ chức phi chính phủ có trụ sở chính tại Seoul, chuyên hỗ trợ và giúp đỡ cho các đối tượng gia đình, cá nhân có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn tại Việt Nam, Campuchia, Myanmar, Ethiopia, Kenya…. Đồng thời, công ty còn hỗ trợ trang bị điều kiện nghề nghiệp cho họ thông qua các chương trình giáo dục và đào tạo.
Ông Kim Bong Jin - Tổng Giám Đốc Tập Đoàn Woowa Brothers đóng góp 6 tỷ VND cho quỹ World Together tháng 3/2019 vừa qua. |
Ngoài ra, Woowa Brothers cũng đang nhắm đến sự hợp tác với tổ chức Chương trình Nhân cư Liên Hiệp Quốc (UN Habitat) nhằm bảo vệ môi trường ở Việt Nam bằng các hành động như: giảm thiểu mức độ tiêu thụ nhựa; kêu gọi mọi người ngừng sử dụng những sản phẩm nhựa xài một lần cũng như nghiên cứu sản xuất các sản phẩm bao bì, đóng gói thân thiện với môi trường.
Liên tục tham gia và ưu tiên thực hiện các hoạt động xã hội trước khi chính thức đi vào kinh doanh thể hiện rõ tinh thần vì cộng đồng cũng như sự quyết tâm chinh phục khách hàng Việt của BAEMIN. Bên cạnh nỗ lực vươn lên dẫn đầu trong lĩnh vực giao đồ ăn và mục tiêu đẩy mạnh hệ sinh thái cộng sinh giữa “khách hàng - nhà hàng - đối tác giao hàng” tại Hàn Quốc và Việt Nam, Woowa Brothers vẫn sẽ tiếp tục quan tâm đến các vấn đề xã hội như môi trường, giáo dục trẻ em, các hoàn cảnh khó khăn…
Với sứ mệnh “Giúp mọi người ăn ngon mọi lúc mọi nơi” BAEMIN có thể đáp ứng được tất cả các nhu cầu ăn uống, từ món ăn của các quán xá bình dân đến nhà hàng cao cấp, từ cà phê sáng cho đến trà sữa chiều. Hiện nay, BAEMIN đã có mặt trên Google Play và App Store để download, cho phép người dùng đặt đơn hàng trong phạm vi nội thành TP.HCM tại một số khu vực trung tâm như Quận 1, Quận 3 và một khi đã đi vào hoạt động ổn định sẽ tiến hành mở rộng tại Hà Nội và các tỉnh thành tại Việt Nam trong thời gian sắp tới. Hãy theo dõi những hoạt động thú vị của BAEMIN Việt Nam tại fanpage: https://www.facebook.com/baeminvina/ |
Ngọc Minh
" alt=""/>Ứng dụng giao đồ ăn BAEMIN hành động vì trẻ em ViệtMấy chục năm làm gà trống nuôi con nhưng ở tuổi xế chiều bố lại lạc bước để phải chịu cảnh ở thuê.
" alt=""/>Cô gái Cần Thơ tâm sự bị mẹ bạn trai đòi hai chỉ vàng tặng lúc tỏ tìnhVừa thấy có người xuất hiện ở đầu làng, một bóng người ngó ra. Khoảng 15 phút sau, bất ngờ tiếng kẻng báo động vang lên liên hồi. Chỉ trong vòng vài phút, 50 con người, gồm già, trẻ, trai gái… xuất hiện, vây kín phóng viên.
Tiếng la ó, huyên náo một lúc, có tiếng nói đầy giận dữ vang lên, hỏi dồn dập: ‘Đến đây làm gì? Đến mua cây à? Hay ăn trộm?...
Một cụ già, tay cầm chiếc liềm cắt lúa sắc lạnh, yêu cầu kiểm tra giấy tờ. Chúng tôi không hiểu chuyện gì xảy ra nhưng vẫn bình tĩnh, đáp lời. Khi biết hai vị khách lạ mặt là phóng viên, nhóm người mới giãn ra đôi chút, dần giải tán.
Vị trí hai cây sưa đỏ ở xóm Trại |
Anh Tình (người dân xóm Trại) cho hay, dân trong thôn đã sống trong cảnh này nhiều năm. Bất cứ ai ra, vào đều bị kiểm soát nghiêm ngặt với mục đích bảo vệ hai cây sưa đỏ. Tò mò về chuyện lạ, chúng tôi theo chân người dân ra khu vực hai cây sưa đó.
Một số người dân trong tổ bảo vệ cây sưa và đình xóm Trại |
Trước mặt chúng tôi, một khoảng đất rộng 30m2 được xây tường gạch, quây tôn kín, phía trên nhô ra những cành cây sưa trụi lá. Bao quanh cây sưa là nhiều cây dại, mọc um tùm.
Hàng ngày, xóm đều có ‘trinh sát’ tuần tra quanh khu vực cây sưa. Chỉ cần có động, ‘trinh sát’ lập tức gõ kẻng, báo hiệu cho bà con.
Ông Nguyễn Văn Khởi 76 tuổi (người dân thôn Mai Yên) kể, những người dân đầu tiên về xóm Trại lập nhà, sinh sống cách đây hơn 100 năm trồng hai cây sưa phía bờ sông.
Sau này, hai cây sưa đó ra hoa, hạt thì bị đốn đi phục vụ cho công tác cộng đồng. Hạt giống của cây cũ nảy mầm thành hai cây sưa bây giờ. Tính ra tuổi đời của hai cây sưa con cũng ngót nghét 90 năm.
Cây to có đường kính hơn 70cm, cao khoảng 16m. Còn cây nhỏ và thấp hơn một chút cũng có đường kính gần 50cm.
ông Khởi đưa phóng viên ra thăm quan cây sưa |
‘Hiện cả hai cây đã chết nhưng lõi vẫn cứng, không bị sâu mọt. Bên cạnh là ngôi đình cổ mang tên đình xóm Trại’, ông Khởi nói.
Vẫn lời ông Khởi, ngôi đình cổ thờ Vĩnh Hoa Công chúa - một nữ tướng của Hai Bà Trưng, rất linh thiêng. Đây là nơi gắn liền với đời sống tinh thần, tâm linh của nhiều thế hệ người dân xóm Trại.
Ngôi đình được UBND huyện Yên Lạc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cộng đồng cư dân thôn Mai Yên vào năm 2007.
Người đàn ông lớn tuổi cho hay, những năm trước đây, chẳng ai chú ý đến giá trị của gỗ sưa, tuy nhiên, từ khi các tỉnh thành khác rộ lên phong trào chơi gỗ sưa, thương lái từ khắp nơi tỏa đi, lùng sục, hỏi mua thì hai cây gỗ sưa ở đình xóm Trại bắt đầu gây chú ý.
Sau đó, năm 2015, có thông tin chính quyền xã Trung Kiên đứng ra ký hợp đồng, bán 2 cây sưa cho 1 công ty tư nhân với giá 22 tỷ đồng. Sự việc này không được nhân dân xóm Trại đồng tình.
Nhiều lần phía người mua cũng có ý định vào thôn, mang dụng cụ đến chặt cây. Tuy nhiên, bà con đã tập trung, chốt chặn, bảo vệ cây.
Trải qua nhiều biến cố, đến nay hợp đồng này vẫn chưa thể thực hiện được. Từ đó bà con hò nhau ủng hộ tiền của, công sức xây tường, lập chốt canh gác, cảnh báo từ đầu thôn.
Vào một ngày mưa bão cách đây 3 năm, do sơ suất, cây nhỏ hơn đã bị kẻ gian cưa mất ngọn cây. Bà con thôn tiếp tục đóng góp tiền, quây rào tôn, dây thép gai đến gần đỉnh ngọn cây, tránh trộm đột nhập bằng thang.
Hai cây sưa đỏ được định giá 22 tỷ đồng hiện đã chết nhưng người dân vẫn quây tôn, hàng rào thép gai bảo vệ |
‘Cây sưa này nằm trên phần đất của đình xóm Trại, gắn với đời sống tâm linh của bà con chúng tôi. Tiền cũng quý nhưng giá trị bao đời để lại, chúng tôi không muốn bị mai một’, ông Khởi nói.
Ông Sơn - trưởng thôn Mai Yên cho biết: ‘Xóm Trại có 40 hộ dân. Ngoài vấn đề về việc mua bán cây sưa trong đình xóm Trại không được sự đồng thuận của người dân, 10 năm nay, vấn đề về tên gọi của di tích này cũng đang gây nhiều tranh cãi.
Năm 2009, phía UBND tỉnh Vĩnh Phúc từng ra quyết định công nhận đây là di tích lịch sử - văn hóa đền Mai Khê nhưng nhân dân phản đối kịch liệt. Họ nhiều lần đến các cơ quan chức năng làm việc. Quyết định sau đó bị hủy.
Năm 2015, UND tỉnh tiếp tục ra quyết định công nhận đây là di tích lịch sử - văn hóa miếu Đức Bà.
Người dân một lần nữa không đồng thuận, họ cho rằng đây vốn là đình của xóm, được chính quyền huyện công nhận và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cộng đồng cư dân xóm Trại với mục đích sử dụng là ‘đất tín ngưỡng’ từ năm 2007, không phải miếu của xã. Đến nay, sự việc vẫn chưa ngã ngũ, mỗi lần có người lạ vào xóm, họ thường rất cảnh giác’.
Vị trưởng thôn Mai Yên thông tin, tên của di tích đình xóm Trại cũng đang gây nhiều tranh cãi |
Ông Nguyễn Khắc Tiến - Bí thư Đảng ủy, chủ tịch HĐND xã Trung Kiên thông tin: ‘Từ khi rộ lên vụ việc cây sưa ở thôn Mai Yên bán với giá cao, nhiều gia đình trong xã Trung Kiên cũng mua loại cây này về trồng. Nếu có thời gian đi một vòng quanh xã, ai cũng dễ dàng bắt gặp loại cây này.
Sự việc hợp đồng mua bán xảy ra ở đời lãnh đạo trước. Chúng tôi vẫn theo dõi sát sao vụ việc. Còn vấn đề đặt tên di tích ra sao, thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh giải quyết’.
Hàng loạt huyệt mộ được xây sẵn, chờ đón người nằm xuống. Đây là nghĩa địa xây trước, tồn tại gần 20 năm nay ở Vĩnh Phúc.
" alt=""/>Cả làng quây tôn, dựng chốt bảo vệ cây sưa có giá 22 tỷ